top of page
  • Writer's picturePhaisinh.vn

Hỗ trợ - kháng cự trong PTKT | Phaisinh.vn

Các vùng Hỗ trợ và Kháng cự được xem là một trong những phương pháp cơ bản nhất của phân tích kỹ thuật, thường được các nhà đầu tư dùng để xác định xu hướng và đưa ra các quyết định giao dịch. Chúng giúp xác nhận xu hướng chuyển động của giá. Mỗi trader sử dụng phân tích kỹ thuật đều được khuyến cáo ứng dụng các mức này.


1. Hỗ trợ và Kháng cự là gì?

Trong phân tích kĩ thuật, các đường nối những đỉnh và đáy giá quan trọng gọi là đường hỗ trợ và kháng cự. Trader sử dụng những đường này để xác định điểm vào thị trường.


Hỗ trợ: là vùng giá mà một xu hướng giảm có thể được dự kiến ​​sẽ tạm dừng do sự tập trung của nhu cầu hoặc lãi suất mua. Khi giá tài sản hoặc chứng khoán giảm, nhu cầu đối với cổ phiếu tăng lên còn người bán (cung) trở nên ít sẵn sàng bán hơn, do đó hình thành đường hỗ trợ. Từ đó các nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ tăng cao hơn.

Kháng cự: là vùng giá mà tại đó sự tăng giá của một tài sản bị dừng lại do sự xuất hiện của một số lượng lớn người bán muốn bán ở mức giá đó. Tại đây, các nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ giảm thấp hơn.

Khi thị trường đang trong xu hướng tăng, vùng kháng cự và hỗ trợ liên tục được hình thành khi thị trường dao động theo thời gian. Tương tự với thị trường trong xu hướng giảm.


2. Ý nghĩa của Hỗ trợ và Kháng cự

  • Vùng hỗ trợ - kháng cự: Tại sao gọi là vùng giá hỗ trợ kháng cự mà không phải là điểm, hay mốc? Vì hỗ trợ - kháng cự được hình thành trên tập hợp điểm gần nhau mà nơi đó giá có thể đảo chiều nên không có một mức giá chính xác nào thể hiện giá hỗ trợ kháng cự có chăng thì đó là một vùng giá.

  • Hỗ trợ - Kháng cự cứng: là những hỗ trợ kháng cự có độ chính xác cao, thường theo khung thời gian lớn như tháng năm, nhưng tùy theo loại thị trường và thời gian mà bạn giao dịch, hỗ trợ - kháng cự sẽ khác nhau. Ví dụ, nếu giao dịch trên khung 1h thì hỗ trợ - kháng cự cứng có thể là hỗ trợ - kháng cự của khung thời gian ngày, hay khi tham gia thị trường có chu kỳ lớn như chứng khoán, forex thì cách xác định mức hỗ trợ - kháng cự sẽ khác thị trường chu kỳ thấp như crypto,...

  • Hỗ trợ và kháng cự không thể hoặc 100% bị phá vỡ là không đúng: Thị trường không có việc gì là chắc chắn, nên mới gọi chứng khoán là trò chơi của xác suất. Hỗ trợ và kháng cự sinh ra là để kiểm tra tâm lý, kỳ vọng của nhà đầu tư ở hiện tại về tương lai, nên quan niệm hỗ trợ và kháng cự không thể bị phá vỡ hoặc chắc chắn phá vỡ là sai lầm


3. Các loại hỗ trợ - kháng cự cơ bản

  • Đáy - đỉnh: Đây chính là điều cơ bản nhất của Hỗ trợ - Kháng cự. Để vẽ các đường của bạn bằng các đỉnh và đáy, chọn khung thời gian của bạn, sau đó xác định đỉnh cao nhất trên biểu đồ và thực hiện tương tự với điểm thấp nhất. Đánh dấu mỗi đỉnh và đáy. Khi giá tạo 1 đỉnh và giảm điểm thì đỉnh cũ vừa tạo được xem là Kháng cự và có thể đẩy giá xuống khi giá tiếp cận vùng này lại. Ngược lại, Hỗ trợ là vùng đáy mà giá vừa tạo xong và đi lên, và khi nó tiếp cận trở lại vùng đáy này thì có thể bật lên trở lại


Trong hình trên, các mũi tên xuống chỉ vùng Kháng cự, các mũi tên lên chỉ vùng Hỗ trợ.

  • Đường xu hướng - Trendline: Các mức hỗ trợ và kháng cự của đường xu hướng không được vẽ bởi các đường nằm ngang, mà bởi các đường xu hướng có thể dốc lên hoặc dốc xuống. Đường xu hướng tăng nối 2 điểm ĐÁY từ thấp lên cao, còn đường xu hướng giảm nối 2 điểm ĐỈNH từ cao xuống thấp. Ngoài ra, có thể nối các ĐỈNH trong xu hướng tăng và các ĐÁY trong xu hướng giảm.

Đường xu hướng là vùng có thể tạo lực hỗ trợ và kháng cự.

  • Vùng giá tròn - Round number: Khi những người tham gia thị trường có xu hướng đặt các mức dừng hoặc mục tiêu lợi nhuận của họ xung quanh các số tròn 100 pips (ví dụ 1.3200, 198.00, 1.6400…), làm tăng số lượng đơn đặt hàng thị trường xung quanh các mức đó. Đây thường được xem là các vùng tâm lý và có thể tạo ra hỗ trợ hoặc kháng cự với giá.


  • Hỗ trợ và kháng cự chuyển đổi cho nhau: Trong phân tích kĩ thuật có 1 hiện tượng là vùng Hỗ trợ sau khi bị phá vỡ có thể chuyển thành vùng Kháng cự; ngược lại, vùng Kháng cự sau khi bi phá vỡ cũng có thể chuyển thành vùng Hỗ trợ.


Những yếu tố nói trên đều là những yếu tố cơ bản trong phân tích kỹ thuật. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác có thể tạo nên Hỗ trợ - Kháng cự như Fibonacci, Pivot Point, Camarilla,... Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên nhớ rằng

trong phân tích thị trường thì mọi thứ đều là tương đối, có thể đúng sai tùy thời điểm. Công cụ sử dụng có thể phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu hoàn toàn dựa vào người dùng. Nói cách khác, sự thành công phải phụ thuộc vào chính bản thân bạn chứ không phải công cụ hay kỹ thuật nào khác.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Chưa có kiến thức đầu tư phái sinh? Hãy liên hệ với chúng tôi.

💸💸Cùng nắm các kỹ thuật tiếp theo trong phân tích đầu tư💸💸

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

NHẬN thông báo xu hướng phái sinh và kết quả robot trading phái sinh MIỄN PHÍ tại:

☎️ 094 699 88 85



56 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page